“A teacher, monks, should arouse in the one who shares his cell the attitude of a son; the one who shares his cell should arouse in the teacher the attitude of a father. Thus these, living with reverence, with deference, with courtesy towards one another, will come to growth, to increase, to maturity in this dhamma and discipline.” – Kd 1 (Mahāvagga)
“Này các tỳ khưu, ta cho phép vị thầy tế độ. Này các tỳ khưu, vị thầy tế độ sẽ gợi lên ở người đệ tử tâm của người con và người đệ tử sẽ gợi lên ở vị thầy tế độ tâm của người cha. Như thế, trong khi sống cùng nhau có sự tôn kính, có sự phục tùng, có sự cư xử hài hòa với nhau, họ sẽ đạt đến sự lớn mạnh, sự tăng trưởng, sự phát triển trong Pháp và Luật này.”
“When a good person is born in a family, it is for the good, welfare, and happiness of many people. It is for the good, welfare, and happiness of his mother and father, his wife and children, his workers and servants, his friends and companions, and ascetics and brahmins. Just as a great rain cloud, nurturing all the crops, appears for the good, welfare, and happiness of many people, so too, when a good person is born in a family, it is for the good, welfare, and happiness of many people.” – AN 5.42
“Bậc Chân nhân, này các Tỷ-kheo, sinh ra trong gia đình, đưa lại lợi ích, hạnh phúc và an lạc cho nhiều người; đưa lại lợi ích, hạnh phúc và an lạc cho mẹ cha; đưa lại lợi ích, hạnh phúc và an lạc cho vợ con; đưa lại lợi ích, hạnh phúc và an lạc cho các người hầu hạ, làm công; đưa lại lợi ích, hạnh phúc và an lạc cho các bạn bè, thân hữu; đưa lại lợi ích, hạnh phúc và an lạc cho các Sa-môn, Bà-la-môn. Này các Tỷ-kheo, ví như trận mưa lớn đem lại các mùa gặt được nhiều chín muồi, đưa lại lợi ích, hạnh phúc và an lạc cho nhiều người.”
Now at that time a certain monk was suffering from dysentery and lay where he had fallen in his own excrement. … Then the Lord said to Ānanda: “Go and fetch water so we can wash this monk.” So Ānanda brought water and the Lord poured it out while Ānanda washed the monk all over. Then taking the monk by the head and feet, the Lord and Ānanda together carried him and laid him on a bed. Later, the Lord called the monks together and asked them: “Why monks, did you not look after that sick monk?”
“Because he was of no use to us, Lord.”
“Monks, you have no mother or father to look after you. If you do not look after each other who will? He who would nurse me, let him nurse the sick.” -Vin i 268–Vin i 311
Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị bệnh kiết lỵ. Vị ấy nằm dài ở đống phân và nước tiểu của chính mình, bị lem luốc … Khi ấy, đức Thế Tôn đã bảo đại đức Ānanda rằng:—“Này Ānanda, hãy đi và mang nước lại. Chúng ta sẽ tắm cho vị tỳ khưu này.”—“Bạch ngài, xin vâng.” Rồi đại đức Ānanda nghe theo đức Thế Tôn đã mang nước lại. Đức Thế Tôn đã xối nước. Đại đức Ānanda đã rửa ráy toàn bộ. Rồi đức Thế Tôn đã đỡ phần đầu, đại đức Ānanda ở phần chân, đã nâng lên và đặt ở trên giường. Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại rồi hỏi các vị tỳ khưu rằng: “Vì sao các tỳ khưu không phục vụ vị ấy?”
“Bạch ngài, vị tỳ khưu ấy là người không có làm gì cho các tỳ khưu, do đó các tỳ khưu không phục vụ vị ấy.”
“Này các tỳ khưu, các ngươi không có mẹ, không có cha là những người có thể phục vụ các ngươi. Này các tỳ khưu, nếu các ngươi không phục vụ lẫn nhau thì giờ đây ai sẽ phục vụ đây? Này các tỳ khưu, vị nào có thể phục vụ ta, vị ấy có thể phục vụ người bệnh.
“Yo, bhikkhave, maṁ upaṭṭhaheyya so gilānaṁ upaṭṭhaheyya.”
“So, Cunda, the way of effacement has been taught by me, the way of inclining the mind has been taught by me, the way of avoidance has been taught by me, the way leading upwards has been taught by me, and the way of extinguishing has been taught by me.
“What should be done for his disciples out of compassion by a teacher who seeks their welfare and has compassion for them, that I have done for you, Cunda. There are these roots of trees, these empty huts. Meditate, Cunda, do not delay or else you will regret it later. This is our instruction to you.” – MN 8
“Này Cunda, như vậy Ta đã giảng pháp môn đoạn giảm, đã giảng pháp môn khởi tâm, đã giảng pháp môn đối trị, đã giảng pháp môn hướng thượng, đã giảng pháp môn giải thoát hoàn toàn.
“Này Cunda, những gì bậc Ðạo Sư phải làm, vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng đệ tử, những việc ấy Ta đã làm, vì lòng thương tưởng cho các Người. Này Cunda, đây là những gốc cây, đây là những nhà không tịnh. Này Cunda, hãy Thiền định, chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau. Ðó là lời giáo huấn của Ta cho các Người.”
“The person practicing both for his own welfare and for the welfare of others is the foremost, the best, the preeminent, the supreme, and the finest of these four persons 1. Just as from a cow comes milk, from milk curd, from curd butter, from butter ghee, and from ghee cream-of-ghee, which is reckoned the foremost of all these, so the person practicing both for his own welfare and for the welfare of others is the foremost, the best, the preeminent, the supreme, and the finest of these four persons.” – AN 4.95
“Tatra, bhikkhave, yvāyaṁ puggalo attahitāya ceva paṭipanno parahitāya ca, ayaṁ imesaṁ catunnaṁ puggalānaṁ aggo ca seṭṭho ca pāmokkho ca uttamo ca pavaro ca. Seyyathāpi, bhikkhave, gavā khīraṁ, khīramhā dadhi, dadhimhā navanītaṁ, navanītamhā sappi, sappimhā sappimaṇḍo, sappimaṇḍotattha aggamakkhāyati; evamevaṁ kho, bhikkhave, yvāyaṁ puggalo attahitāya ceva paṭipanno parahitāya ca, ayaṁ imesaṁ catunnaṁ puggalānaṁ aggo ca seṭṭho ca pāmokkho ca uttamo ca pavaro ca.”
“Tại đây, này các Tỷ-kheo, hạng người này hướng đến lợi mình và lợi người, hạng người này so với ba hạng người trên, là tối thượng, tối thắng, thượng thủ, vô thượng và cực thắng.Ví như, này các Tỷ-kheo, từ bò có sữa, từ sữa có lạc, từ lạc có sanh tô, từ sanh tô có thục tô, từ thục tô có đề hồ và đây gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, hạng người này hướng đến lợi mình và lợi người, hạng người này so với ba hạng người trên là tối thượng, tối thắng, thượng thủ, vô thượng và cực thắng.”
The three other are 1) one who practices neither for his own welfare nor that of others, vividly compared to a stick from a funeral pyre, ablaze on both ends with dung smeared in the middle, 2) the person who practices for the welfare of others, but not for himself, 3) the person who practices for his own welfare, but for the welfare of others ↩